Kiểm tra không phá hủy NDT (Non-Destructive Testing) là gì ? Tại sao NDT được ứng dụng rộng rãi trong các ngành cơ khí, vật liệu, xây dựng, … ? Và các chứng chỉ, tiêu chuẩn NDT là gì ?
Kiểm tra không phá hủy (tiếng Anh: Non Destructive Testing, viết tắt: NDT) là phương pháp dò tìm khuyết tật bên trong hoặc trên bề mặt vật liệu, mối hàn mà không làm tổn hại đến mẫu kiểm tra. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm tra các khuyết tật của vật liệu, mối hàn:
- Xác định các vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không ngấu, không thấu trong các mối hàn.
- Kiểm tra ăn mòn kim loại, kiểm tra tách lớp của vật liệu. Đo chiều dày
- Đo độ cứng của vật liệu, kiểm tra độ ẩm của bê tông. Xác định kích thước và định vị cốt thép trong bê tông.
Dựa vào khả năng phát hiện khuyết tật, người ta chia nhóm và phương pháp tương ứng:
Phát hiện khuyết tật trên bề mặt và gần bề mặt:
- Kiểm tra bằng mắt VT (Visual Testing).
- Kiểm tra thẩm thấu chất lỏng PT (Liquid Penetrant Testing).
- Phương pháp bột từ hay từ tính MT (Magnetic Particle Testing).
- Phương pháp kiểm tra dòng điện xoáy ET (Eddy Current Testing).
Phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong và cả trên bề mặt đối tượng kiểm tra:
- Chụp ảnh phóng xạ RT (Radiographic Testing).
- Phương pháp siêu âm UT (Ultrasonic Testing).
Các tiêu chuẩn của các tổ chức cần tuân thủ khi thực hiện kiểm tra đánh giá không phá hủy NDT:
- API (Viện Dầu khí USA).
- ASME (Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí USA).
- ASTM (Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm USA).
- ASNT (Hiệp hội Kiểm tra Không phá hủy USA).
- COFREND (Ủy ban Nghiên cứu Thử nghiệm Không phá hủy của Pháp).
- CSA Group (Hiệp hội Tiêu chuẩn Canada).
- CGSB (Ban tiêu chuẩn chung của Canada).
- VANDT (Hội kiểm tra không phá hủy Việt Nam).
Chứng nhận, đào tạo cho kỹ thuật viên, kỷ sư NDT:
- Kỹ thuật viên Kiểm tra không phá hủy (NDT Technician – Bậc 1,2).
- Kỹ sư Kiểm tra không phá hủy (NDT Engineer – Bậc 3).